U xơ thanh quản là hậu quả của bệnh viêm thanh quản mãn tính không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chủ quan có thể gây nhiều hậu quả khó lường. Vậy, u xơ thanh quản có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung này.
1. U xơ thanh quản là gì?
U xơ thanh quản là một trong những bệnh lý tai mũi họng phổ biến, gặp nhiều ở những đối tượng sử dụng giọng nói nhiều, với tần suất lớn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân gây u xơ thanh quản, điển hình là do bệnh viêm thanh quản mạn tính không được điều trị dứt điểm. U xơ thanh quản có liên quan đến các bệnh lý viêm xoang, viêm họng mãn tính hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, những người thường xuyên phải nói liên tục, nói nhiều, nói to có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.
2.Bệnh u xơ thanh quản có nguy hiểm không?
Thực tế, u xơ thanh quản không phải là bệnh lý ác tính, các khối u xơ được hình thành do dây thanh quản hoạt động quá mức – không giống như khối u ác tính của bệnh ung thư thanh quản. Nhưng, việc điều trị u xơ thanh quản không dứt điểm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, được kể đến như:
-Mất giọng
Thanh quản có nhiệm vụ là tạo âm thanh, khi khối u xuất hiện sẽ làm cản trở đến chức năng này. Mất giọng xảy ra khi người bệnh bị u xơ thanh quản ở mức độ nặng – hạt xơ kích thước lớn, xuất hiện nhiều ở 2 bên dây thanh. Khi đó, mỗi khi nói người bệnh sẽ cảm thấy cổ họng bị đau, không thể nói chuyện và giao tiếp với mọi người xung quanh.
-Cổ họng bị sưng và đau: Thanh quản là bộ phận vô cùng quan trọng của hệ hô hấp, nằm ở bên dưới nơi đường hầu họng tách ra thành khí quản và thực quản. Chính vì thế, khi thanh quản gặp vấn đề, phần cổ họng của người bệnh sẽ bị đau, sưng, cảm giác này xuất hiện rõ nhất khi nuốt nước bọt, uống nước hay ăn thức ăn.
-Xuất huyết thanh quản, cổ mọc hạch: Khi dây thanh quản tổn thương nhiều sẽ gây ra các phản ứng tại chỗ, gây xuất huyết hay nổi hạch quanh vùng cổ.
-Ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc: Những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói sẽ gặp nhiều khó khăn khi bắt buộc phải giao tiếp. Có không ít người phải tạm thời ngừng làm việc để điều trị hay chuyển nghề để tránh bệnh tái phát.
3.Chẩn đoán và điều trị u xơ thanh quản
Để chẩn đoán u xơ thanh quản, bác sĩ cần hỏi triệu chứng, kết hợp soi thanh quản để xác định chính xác tình trạng của bệnh. Tùy vào mức độ tổn thường cũng như thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể bao gồm điều trị nội khoa, ngoại khoa hay kết hợp cả 2 phương pháp.
-Điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng cho những bệnh nhân bị u xơ thanh quản ở mức độ nhẹ. Khi đó, những hạt u xơ còn nhỏ, chỉ gây hiên tượng khàn tiếng theo từng đợt. Mục đích của các thuốc điều trị là nhằm ức chế sự phát triển của khối u xơ, giảm triệu chứng của bệnh. Trong quá trình điều trị nội khoa, người bệnh có thể được lưu ý thêm về việc dùng nước muối sinh lý để súc họng, kết hợp với việc giảm tần suất cũng như âm lượng nói, không sử dụng các đồ uống gây hại như rượu, bia…
Tuy nhiên, điều trị nội khoa chỉ giúp bệnh thuyên giảm, tránh khối u phát triển lớn hơn chứ không thể điều trị tận gốc. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh rất dễ tái phát trở lại. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý sử dụng hay tăng liều sử dụng.

-Tiến hành phẫu thuật
Nếu việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả - hạt u xơ tiến triển xấu thì phẫu thuật nội soi bóc tách được bác sĩ cân nhắc. Phương pháp nội soi bóc tách đa phần chỉ loại bỏ những khối u xơ có kích thước lớn. Còn những khối u xơ nhỏ, u xơ ẩn vẫn cần được điều trị nội khoa. Chính vì vậy, việc điều trị kết hợp cả hai phương pháp thường được bác sĩ cân nhắc chỉ định.
Sau phẫu thuật nội soi điều trị hạt u xơ thanh quản, người bệnh cần nghỉ ngơi và hạn chế nói lớn tiếng trong thời gian dài để dây thanh quản được phục hồi. Khi tình trạng được ổn định, người bệnh nên kết hợp với các phương pháp luyện âm sẽ giúp cải thiện chất lượng giọng nói.
Ngoài việc luyện âm, người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Tuyệt đối không được sử dụng các đồ uống có cồn, các chất kích thích để tránh tác động xấu đến quá trình hồi phục vết thương sau phẫu thuật.
Mặc dù u xơ thanh quản không quá nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc của người mắc. Vì vậy, nếu bạn hay bị khàn tiếng, mất tiếng thường xuyên thì không nên chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo giõi chúng tôi trên:
+ http://www.webestools.com/profile-325283.html
+ http://www.cplusplus.com/user/ancan/
+ https://forums.steinberg.net/u/ancan